Xây dựng văn hoá doanh nghiệp đang là một vấn đề được các lãnh đạo, nhà quản lý và chuyên gia nhân sự đặc biệt quan tâm. Bởi sự tác động của nó đến cách mọi người tương tác và làm việc với nhau hàng ngày, từ đó ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và hiệu quả công việc. Vậy văn hoá doanh nghiệp là gì và được hình thành như thế nào?
Lãnh đạo và chuyên gia nhân sự cần xây dựng và quản lý văn hóa doanh nghiệp ra sao cho hiệu quả? Chắc hẳn đây là những băn khoăn chung của rất nhiều doanh nghiệp. Thấu hiểu được điều đó, hôm nay chúng tôi xin được chia sẻ với các doanh nghiệp về chủ đề này.
Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Không dễ để định nghĩa một cách rõ ràng về văn hoá doanh nghiệp, như vốn dĩ khái niệm văn hoá nói chung vậy. Chỉ có điều, chắc chắn nếu chúng ta có chục người khởi sự doanh nghiệp, với một ngân sách, một dự định cùng nhau làm việc trong một thời gian nào đó, văn hoá lập tức tự nhiên xuất hiện và hình thành, dù chúng ta có muốn hay không.
Đó là phân cấp thứ bậc, vai trò, là cách thức chúng ta làm việc, giao tiếp, bày tỏ niềm tin, thái độ, ứng xử với nhau và với khách hàng, đối tác, cộng đồng… Nếu không có bất kỳ sự nhận diện nào về nó, định hướng nó thì văn hoá doanh nghiệp sẽ âm thầm, lặng lẽ hình thành và diễn ra hàng ngày theo cách tự nhiên.
Ở góc độ quản lý, nhà lãnh đạo và người làm nhân sự sẽ không dựa vào điều may mắn mà sẽ có những nhận diện rõ về văn hoá doanh nghiệp mình cần và mong muốn, kiến tạo và định hướng văn hoá đó cho phù hợp và hỗ trợ hiệu quả cho sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
Tầm nhìn và giá trị cốt lõi là kim chỉ nam định hướng văn hoá doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp ngay từ lúc hình thành đã mang trong mình một sứ mệnh, tầm nhìn hoài bão và giá trị cốt lõi nào đó riêng có để có thể tồn tại và phát triển. Nếu được nêu ra càng rõ ràng thì văn hoá doanh nghiệp càng dễ được nhận diện ngay từ đầu nó cần phải như thế nào.
Nếu một công ty công nghệ vốn chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên sự sáng tạo không ngừng nghỉ thì văn hoá của tổ chức ấy được kiến tạo theo hướng đó. Hay một doanh nghiệp làm về dịch vụ chăm sóc y tế thì sự tận tâm, chu đáo, nhân ái, thấu hiểu cảm xúc người bệnh là những khía cạnh cốt lõi của giá trị và cũng là của văn hoá doanh nghiệp.
Lãnh đạo chính là người định hướng, dẫn dắt
Những con người khác nhau ở các tổ chức khác nhau sẽ tạo nên các văn hóa doanh nghiệp khác nhau, mà nhân vật trung tâm có ảnh hưởng rất lớn chính là lãnh đạo cao nhất. Như vậy, không thể có văn hoá doanh nghiệp chung hay sao chép từ tổ chức này sang tổ chức khác.
Nó có tính chất đặc thù, riêng có được hình thành bởi chính những con người trong tổ chức đó, được kiến tạo và duy trì bởi những người có thầm quyền cao nhất và trong nhiều trường hợp bởi những người có “ảnh hưởng” lớn nhất. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp nhận thức rõ sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức là gì, họ sẽ định hướng rõ được về nội hàm văn hoá doanh nghiệp mình cần.
Từ đó, có những chỉ đạo và quyết sách đúng đắn trong việc thiết lập các cơ chế, chuẩn mực, nguyên tắc làm việc và ứng xử, để từ đó từng bước tạo nên văn hoá phù hợp và đặc sắc riêng có, hỗ trợ hiệu quả cho mục tiêu phát triển của doanh
nghiệp.
Các quy tắc và chuẩn mực là bánh lái đưa văn hoá doanh nghiệp đi đúng hướng
Các lãnh đạo doanh nghiệp ắt hẳn không muốn để văn hoá doanh nghiệp hình thành và phát triển tự nhiên theo cách may rủi. Họ sẽ muốn định hướng và uốn nắn nó theo hướng hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Vậy bằng cách nào? Đó chính là xây dựng các nguyên tắc, thứ bậc và lề lối làm việc, các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong công việc và với khách hàng, cộng đồng. Sẽ có hai lớp nguyên tắc và chuẩn mực, lớp chung và lớp riêng có – cốt lõi.
1. Lớp chung (General)
Là những chuẩn mực và nguyên tắc cơ bản về làm việc, ứng xử, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung, quy định luật pháp và văn hóa bản địa. Đó là sự tôn trọng pháp luật, trung thực, công bằng, chính trực, liêm chính, kỷ luật, hợp tác v..v.
2. Lớp riêng, cốt lõi (Core)
Gồm những quy định cụ thể về chuẩn mực làm việc và ứng xử phù hợp với đặc thù lĩnh vực kinh doanh, giá trị cốt lõi, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp và quan điểm cá nhân của lãnh đạo cao nhất. Đó có thể là sự sáng tạo – luôn đột phá, dẫn đầu, là vươn tới chất lượng hoàn mỹ, v..v
Nếu lớp chung là nền tảng, cơ sở thì lớp cốt lõi chính là sự khác biệt, nét đặc sắc trong văn hóa doanh nghiệp, và nếu được kiến tạo và duy trì đúng hướng thì đó chính là một trong những sức hấp dẫn của doanh nghiệp với người lao động, khách hàng và là lợi thế cạnh tranh trước đối thủ.
HRM công cụ hữu hiệu hỗ trợ kiến tạo văn hóa doanh nghiệp
HRM sẽ giúp bạn làm rõ và truyền đạt, giám sát sự tham gia của tất cả thành viên trong doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và nhất quán, về các yếu tố cỗi lõi tạo nên văn hóa doanh nghiệp tích cực, gồm:
1. Chuẩn hóa cơ cấu tổ chức
Thứ bậc, phân công trách nhiệm, quyền hạn và vai trò của từng chức danh mà mối quan hệ trong doanh nghiệp.
2. Thiết lập các quy trình làm việc (workflow)
Đảm bảo rõ ràng trong phân cấp giải quyết, phê duyệt tự động, công bằng và nhanh chóng các yêu cầu của nhân viên – khách hàng bên trong của doanh nghiệp.
3. Xác lập các tiêu chuẩn hành vi và mục tiêu công việc
Giúp cho tất cả nhân viên hiểu rõ, hành động và ứng xử theo các chuẩn mực, phù hợp với giá trị và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Trao đổi và phản hổi thường xuyên
Thông qua đánh giá 360 giúp cho nhân viên và quản lý, giữa nhân viên với nhau xây dựng sự tôn trọng, niềm tin, sự chia sẻ, thấu hiểu và ghi nhận sự đóng góp của mỗi cá nhân trong phát triển chung.
5. Rõ ràng và minh bạch về quyền lợi
Lợi ích, theo đó mỗi nhân viên đều được biết rõ, giám sát hàng ngày các dữ liệu về lợi ích như ngày công, nghỉ phép, tiền lương, tiền thưởng v..v..được tính toán tự động, chính xác và tức thời.
6. Tạo cơ chế và văn hóa làm việc tích cực
Với thói quen hàng ngày biết ghi nhận, cảm ơn, khen ngợi đồng nghiệp về những hành động đẹp, kết quả tốt với tính năng “Thanks”. Điều này giúp các nhân viên luôn cảm thấy vui vẻ, được tôn trọng, được khích lệ, biểu dương và luôn cố gắng hành động theo tích cực, phù hợp với chuẩn mực. Cứ thế, theo luật hấp dẫn, các cá nhân sẽ lan truyền động cơ và cảm xúc làm việc tích cực đến các thành viên khác.