Khái niệm quản lý và quản trị nhân sự khởi nguồn và chủ đề của các nghiên cứu triết học, lịch sử, khoa học chính trị, xã hội học, tâm lý học, khoa học quân sự và thần học. Trong khi đó, khái niệm lãnh đạo cũng là một chủ đề nghiên cứu của hầu hết các lĩnh vực kể trên.
Đã có nhiều thảo luận rộng về những tương đồng và dị biệt đáng chú ý giữa các nhà lãnh đạo và nhà quản lý như trong vai trò con người, về lãnh đạo và quản lý như một quá trình được khám phá thông qua quan sát hành vi con người.
Bennis và Nanus, trong một quyển sách rất đáng để đọc với những nhà quản lý, xem nhà quản lý như người thành thạo những công việc thường nhật và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Ngược lại, lãnh đạo là những người tạo ra ảnh hưởng và mang đến những tầm nhìn chung: “Quản lý làm việc đúng và lãnh đạo làm đúng việc”.

Plato, Aristotle và Weber
Với Plato, lãnh đạo không có kỹ năng quản lý bẩm sinh mà phải được chọn lựa và đào tạo cẩn thận để làm công việc đó. Và qua quá trình đào tạo đúng đắn, họ sẽ trở thành những kẻ thống trị có tài năng và kiến thức.
Aristotle không ưu ái tầng lớp thống trị và một mực cho rằng nhà lãnh đạo – người quản lý phải có “chừng mực” (một khái niệm mô tả sự điều độ, thận trọng và trạng thái tự kiểm soát một cách hài hòa).
Trong thuật ngữ quản trị nhân sự hiện đại, Plato đi theo cách tiếp cận định tính trong quản lý và lãnh đạo trong khi Aristotle đi theo hướng thực hành dựa trên cơ sở khảo nghiệm thực tế.
Weber mang đến ngành xã hội học hiện đại và, mở rộng ra là lý thuyết quản trị, một khái niệm Hy Lạp cổ đại có tên gọi là “sức hút” (charisma). Theo tiếng Hy Lạp, “charisma” có nghĩa là món quà của sự quyến rũ, một đặc điểm cá tính đầy bí ẩn.
Quản lý và lãnh đạo thu hút những thuộc cấp và những người nghe theo mình bởi các phẩm chất anh hùng, tôn giáo hoặc đạo đức, các kỹ năng hoặc tài khéo léo bất chấp việc họ có thực sử sở hữu hay nghĩ rằng mình sở hữu những phẩm chất này hay không.
“Những người vĩ đại” và thế giới kinh doanh
Lý thuyết quản trị đã phát triển trong nhiều thập niên trở lại đây và khái niệm “người vĩ đại” trong chính trị và tôn giáo đã chuyển sang thế giới kinh doanh. Hệ quả tất yếu là sự xuất hiện của những học thuyết phân biệt giữa lãnh đạo chuyển giao (transactional leadership) và lãnh đạo chuyển đổi (transformational leadership).
Trong lý thuyết quản trị nhân sự, lãnh đạo chuyển giao mô tả một quá trình trao đổi phụ thuộc tương hỗ được hình thành trong cấu trúc quyền lực của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Phong cách lãnh đạo quản lý này thu hút cấp dưới, lợi ích cá nhân của những người đi theo, áp dụng cách thức giao việc, kỳ vọng, và đưa ra những biện pháp thưởng phạt tương ứng.
Lãnh đạo chuyển đổi coi trọng chất lượng mối quan hệ con người trong quan hệ tương thuộc giữa nhà quản lý-nhà lãnh đạo- cấp dưới –những người đi theo. Kết quả của phong cách quản trị nhân sự này là con người năng nỗ cống hiến hơn cho mục tiêu đạt của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

“Sức hút” trở lại?
Các lý thuyết lãnh đạo chuyển đổi, biểu hiện rõ qua phong cách lãnh đạo khơi gợi cảm hứng, rất gần với khái niệm “sức hút”.
Những quản lý có sức hút trong các công ty hiện đại là những người đầy thuyết phục và nghị lực, không chỉ sáng tạo mà còn có thể chiếm giữ trái tim và lòng trung thành của cấp dưới và đồng nghiệp. Trong hệ thống và cơ cấu quản trị nhân sự hiện đại, những người này tạo ra động lực, khơi gợi cảm hứng hướng đến việc đạt được tầm nhìn của tổ chức.
Quản lý chuyển đổi tạo ra sự hiểu biết về sứ mệnh hoặc tầm nhìn của công ty và tạo động lực cho cấp dưới và đồng nghiệp nhìn xa hơn các lợi ích cá nhân của chính họ. Khi làm được điều đó, doanh nghiệp và tổ chức sẽ chính là những người hưởng lợi ích.
Những quản lý chuyển đổi tạo động lực để con người làm được nhiều hơn những thứ mà họ đã dự định làm và thường là nhiều hơn những gì họ nghĩ có thể. Họ đặt ra các kỳ vọng mang tính thử thách và thường đạt được hiệu suất làm việc cao hơn.