Phát triển năng lực lãnh đạo và quản lý nhân sự là một cách tiếp cận hệ thống nhằm mở rộng năng lực hoạt động của những cá nhân trong vai trò lãnh đạo của tổ chức. Và giống những cách tiếp cận khác, nó không thể được thực hiện qua một giai đoạn hay bước duy nhất mà qua một hành trình. Hành trình này là quá trình phát triển năng lực lãnh đạo.
Không có phương pháp lãnh đạo duy nhất và tốt nhất nào. Có một phạm vi rất rộng những mô hình lãnh đạo với những vai trò khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp phát triển năng lực lãnh đạo một cách hệ thống đã chứng minh sự thành công ở nhiều doanh nghiệp.
Thông qua một phạm vi rộng những cách tiếp cận tư duy lãnh đạo, phương pháp này liên tục tạo ra những kết quả như mong đợi. Không như những cách tiếp cận khác, phương pháp này ghi nhận những kỳ vọng khác biệt của người lãnh đạo và các thực hành độc đáo của tổ chức để tạo ra một hệ thống cho phép nhà lãnh đạo (và cả tổ chức) vận hành ở hiệu suất cao nhất.

Phát triển nhà lãnh đạo thông qua thấu hiểu doanh nghiệp
Lãnh đạo là những vị trí trong tổ chức chịu trách nhiệm thúc đẩy việc triển khai chiến lược bằng cách xây dựng định hướng chung, thu hút sự ủng hộ và phát triển năng lực nhân viên. Những vị trí này có thể mang tính chính thống, cho phép nhà quản lý nhân sự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm, hay có thể phi chính thống, sở hữu ít quyền lực danh nghĩa trong khi vẫn giữ một mức độ ảnh hưởng lớn giữa những đồng nghiệp. Ví dụ như một lãnh đạo nhóm hay một đồng nghiệp ngang cấp biết lắng nghe và thỏa thuận thông qua ảnh hưởng cá nhân.
Do đó, thực hành phát triển năng lực lãnh đạo có thể mở rộng ra bất kỳ đối tượng nào phù hợp với định nghĩa về một người quản lý – những thực hành bao gồm các hoạt động sau:
Sơ đồ hóa năng lực cốt lõi
Hiểu rõ các cấu phần liên quan đến năng lực lãnh đạo hiệu quả ở những vị trí quản lý là rất quan trọng để lập kế hoạch kế thừa hiệu quả. Do đó, hoạt động sơ đồ hóa năng lực cốt lõi toàn diện là cực kỳ hữu ích với các thành viên của tổ chức. Nó giúp họ xác định vùng tập trung trong nỗ lực phát triển bản thân mình.
Sơ đồ hóa những tố chất lãnh đạo cũng giúp nhận diện và hiểu các hành vi lãnh đạo cụ thể trong từng vùng năng lực. Hiểu biết này giúp nhà quản lý nhân sự dễ dàng đánh giá và phát triển ứng viên lãnh đạo thông qua việc sử dụng các tố chất phù hợp.

Đánh giá cá nhân và tổ chức
Cung cấp một đánh giá 360 độ toàn diện để thông báo cho những nhà quản lý và giám sát về các tố chất lãnh đạo cụ thể, tập trung vào cả điểm mạnh và nhược điểm. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần hiểu tổ chức và bối cảnh mà họ lãnh đạo. Do đó, giai đoạn này nên bao gồm những mục tiêu cụ thể về cách tổ chức mang lại giá trị cho khách hàng, văn hóa độc đáo của tổ chức và phong cách hành động kỳ vọng của nhà lãnh đạo trong tổ chức.
Kế hoạch phát triển năng lực lãnh đạo và đào tạo
Những nhà lãnh đạo hợp tác với quản lý nhân sự cấp cao hơn trong một kế hoạch sơ bộ để phát triển bản thân, ghi nhận lại những mục tiêu và những rào cản nhãn tiền. Khi đó, bạn có thể tổ chức những hội thảo nội bộ hoặc bên ngoài để đào tạo các nội dung căn bản về năng lực lãnh đạo trong một tổ chức, tập trung vào những giá trị cụ thể của tổ chức.
Aristole từng nói, “học qua thực hành.” Và học tập bằng trải nghiệm đã được chứng minh mang lại tỷ lệ thành công cao trong việc chuyển đổi các ứng viên tiềm năng thành những nhà lãnh đạo hiệu suất cao. Trong quá trình này, những nhà lãnh đạo đang trưởng thành được trao cơ hội phát triển năng lực và sự thành thạo kỹ năng.
Cách làm này cho phép họ xây dựng năng lực lãnh đạo trong một môi trường an toàn, thường là không có sư hiện diện của những nhân viên dưới quyền.
Một trong những phương pháp phát triển lãnh đạo phổ biến là cố vấn cho những nhà lãnh đạo tương lai.