1. Quy định pháp luật
Nghiên cứu và tuân thủ đúng các quy định pháp luật lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương. Đây là bước đi có tính bắt buộc. Doanh nghiệp sẽ cần lưu ý đến những vấn đề như lương tối thiểu, lương thử việc, lương thời vụ, lương trong kỳ thai sản, chế độ ốm đau, nghỉ việc, … theo quy định của Nhà nước.
2. Thị trường bên ngoài
Khi tư vấn tiền lương, hãy khảo sát mức lương đang áp dụng trên thị trường. Hãy liên tục rà soát mức lương đang áp dụng trong doanh nghiệp của bạn và so sánh với mức lương của đối thủ cạnh tranh cũng như mức lương chuẩn của thị trường. Bước đi này sẽ giúp nhân viên thoát khỏi băn khoăn liệu mức lương của mình đang nhận có thực sự cạnh tranh hay không.
Hãy cân nhắc yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, mức lương chung sẽ thấp. Vì vậy, cân nhắc các nhu cầu cơ bản của con người và những biến động trong giá cả sinh hoạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
3. Các yếu tố nội tại doanh nghiệp
Đơn giá và quỹ lương doanh nghiệp. Đơn giá tiền lương được xác định bằng tỷ lệ tổng quỹ lương trên doanh thu hàng năm. Đơn giá này là cơ sở để xác định lương căn bản cho các mới công việc, làm cơ sở để tính lương khoán trên doanh thu hay đơn vị sản phẩm.
Giá trị công việc. Để xác định mức lương của một nhân viên, các chuyên gia tư vấn tiền lương thường đánh giá trị mà công việc của người đó mang lại cho doanh nghiệp.
Thâm niên công tác. Dù giá trị công việc là yếu tố mấu chốt để xác định mức lương, vẫn có những yếu tố khác đóng vai trò quan trọng không kém, ví dụ như thâm niên công tác. Số năm một người phục vụ trong doanh nghiệp hoặc số năm kinh nghiệm thường cũng có vai trò lớn trong xác định mức lương.
Kết quả công việc. Thông thường ở doanh nghiệp, lương, thưởng và thăng cấp chủ yếu dựa trên kết quả công việc. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đánh giá hiệu suất và kết quả công việc toàn diện. Hệ thống này là cơ sở để tạo động lực cho những nhân viên hiệu suất cao nỗ lực phấn đấu vì doanh nghiệp.
4.Vùng địa lý
Theo các chuyên gia tư vấn tiền lương, vùng địa lý là một yếu tố cần cân nhắc khi doanh nghiệp hoạt động ở phạm vị rộng. Vùng địa lý quy định mức sống cơ sở khác nhau, theo đó ảnh hưởng đến mức lương doanh nghiệp phải trả cho nhân viên.
Vùng địa lý là một yếu tố thường được cân nhắc ngay từ đầu, nghĩa là trước khi chọn vùng hoạt động. Doanh nghiệp sẽ nghiên cứu mức lương cơ sở để quyết định vùng hoạt động mang lại lợi thế chi phí cho mình.
Tuy vậy, các mức lương cơ sở ở những vùng địa lý cũng thay đổi và do đó doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi yếu tố lương cơ sở ở vùng địa lý để có những điều chỉnh mức lương kịp thời.
5. Nhóm các yếu tố khác
Tình trạng sức khỏe, mức độ nguy hiểm của công việc và khối lượng công việc có quan hệ tỷ lệ thuận với thu nhập của người lao động.