“Lãnh đạo là một thứ vô hình. Không một thứ vũ khí nào hoặc thiết bị máy móc vô tri nào từng được chế tạo có thể thay thế được.” – Gen Omar Bradley.
Khi thế giới dần dần thoát khỏi suy thoái toàn cầu, chúng ta không thể không nhìn lại khởi đầu của đợt suy thoái và việc những người ở vị trí lãnh đạo đã dùng bàn tay ghê tởm của mình để tạo ra vòng xoáy khủng hoảng này. Theo chu kỳ hoặc được tiên đoán trước, đợt khủng hoảng đã đánh thức tất cả chúng ta bằng vấn đề vai trò của nhà lãnh đạo trong việc định hình các sự kiện và kết quả đạt được sau đó không chỉ về mặt kinh doanh mà còn trong cuộc sống.
Chúng ta đã chứng kiến những lãnh đạo và quản lý nhân sự, nhân danh thị trường tự do tư bản chủ nghĩa và những dịch vụ tiên tiến, đã lợi dụng vị trí của họ để tạo ra những đợt sóng thần hay các định chế tài chính, tăng trưởng GDP, thị trường chứng khoán, quỹ dự trữ, thương mại xuất khẩu và an ninh việc làm. Nhiều người đã bị sa thải và phải đấu tranh vì miếng cơm manh áo của gia đình mình.
Làm thế nào chúng ta có thể hiểu rõ vai trò và chức năng của lãnh đạo một cách căn bản và giản đơn nhất? Lãnh đạo khác nhau như thế nào ở cấp độ quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, quân đội hay thậm chí ở cấp độ gia đình? Một người cần những triết lý quản lý nhân sự, nguyên tắc, quy tắc, luận điểm, phong cách gì để trở thành một lãnh đạo hiệu quả?
Có bao nhiêu người sẽ làm theo cách mà Herb Kelleher đã làm tại South West Airways? Khi công ty gặp khó khăn tài chính năm 1971, ông phải đối mặt với một tình thế khó xử, hoặc là bán một trong bốn máy bay hoặc sa thải nhân viên. Kelleher đã đưa ra một lựa chọn chưa ai từng làm, họ bán máy bay!
Khi một người trở thành một nhà lãnh đạo?
Cho dù có thích hay không, thời điểm họ đặt một người mà dưới sự phụ trách của bạn thì cơ bản bạn trở thành một nhà lãnh đạo. Nó có nghĩa là bạn được giao nhiệm vụ động viên và hướng dẫn cách để thành viên nhóm của bạn hoàn thành một dự án, nhiệm vụ hoặc hoạt động. Cho dù “người” đó là đứa trẻ, nhân viên, tình nguyện viên hoặc công dân của quốc gia của bạn. Đây là nơi mà hầu hết các ông chủ hoặc người quản lý mất đi bản chất là dẫn dắt, chứ không phải quản lý.
Hầu hết các giám đốc điều hành và cán bộ quản lý nhân sự không nhận ra rằng họ hoàn toàn chịu trách nhiệm, không chỉ cho kết quả cuối cùng mà còn cho việc bồi dưỡng năng lực của những người bên dưới họ. Nhà lãnh đạo có trách nhiệm đưa ra định hướng cho tương lai – tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược. Nhà lãnh đạo cần là một nhà cung cấp các nguồn lực, bao gồm đào tạo, phát triển và khơi nguồn cảm hứng cho những người thuộc cấp của mình để phát huy tốt nhất tiềm năng của họ.
Chúng ta thường nghe những nhà lãnh đạo tài năng nói rằng “con người là tài sản quý giá nhất của chúng tôi”, nhưng thật đáng buồn bất kỳ khi nào nổ ra khủng hoảng thì hầu như không hề có bằng chứng hành động theo quan điểm đó. Kết quả tài chính cuối kỳ là rất quan trọng cho sự sống còn nhưng tăng cường năng lực và cải thiện hiệu suất cũng quan trọng không kém.
Tất cả điều đó đều yêu cầu nhân tố con người, vốn là các công cụ của việc lãnh đạo, phải được mài dũa cũng như hướng trọng tâm đến phát triển năng lực nhân viên, xây dựng đội nhóm hay tạo ra một nền văn hóa làm việc lành mạnh. Thay vào đó, những gì chúng ta có là quản lý theo cách đổ thừa cho người lao động, công nghệ, bộ phận nhân sự, hệ thống, văn hóa và một loạt các lý do khác hơn là lãnh đạo rất riêng của họ hoặc cách tiếp cận.
Đối với tôi, nó luôn luôn là một nghệ thuật vì nó có thể học được. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một lãnh đạo tốt, miễn là họ khiêm tốn học hỏi và nhận ra khả năng tiềm ẩn trong con người mình. Một lãnh đạo có để làm chủ các kỹ năng con người và các nét đặc trưng thông qua phát triển các đặc điểm tính cách. Tôi nhớ lại, lãnh đạo chẳng là gì khác hơn ngoài việc áp dụng ba đặc tính cơ bản. Thêm nữa, bạn có thể khám phá, mở rộng và hoàn thiện nó. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh nghiệm làm việc, tôi đã đơn giản hóa nó thành:
1. Kiến thức.
Kiến thức là tất cả các thông tin và trí tuệ cần thiết để lập kế hoạch và thực hiện một nhiệm vụ, công việc thành công. Nó là một khái niệm rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như kỹ thuật, quản lý, lãnh đạo, tâm lý, giải quyết vấn đề, chiến lược, sáng tạo, thông tin liên lạc, vv… Sẽ quan trọng để chứng minh, thuyết phục và gây ảnh hưởng lên mọi người rằng bạn biết chính xác những gì bạn muốn họ làm hay việc gì cần phải được thực hiện.
Một lãnh đạo không nên hạn chế giấm diếm kiến thức hoặc lo ngại khi thiếu kiến thức. Không có chỗ cho việc đề cao cái tôi khi nói đến việc học hỏi từ các thành viên trong nhóm và những người làm việc tốt nhất. Điều quan trọng nhất của một nhà lãnh đạo là sự chân thành, trung thực và sẵn sàng học hỏi, không phân biệt cấp bậc hay địa vị. Chúng ta đã chứng kiến bao nhiêu lãnh đạo che giấu hay tự làm mâu thuẫn các thông tin đáng giá và hạ thấp uy tín của chính bản thân mình?
Bất kể đó là trên chiến trường ác liệt, quầy giao dịch khách hàng hay trên sàn nhà máy đầy dầu nhớt, các nhà lãnh đạo luôn phải ghi nhận những kinh nghiệm của những người đi trước. Trở nên sắc sảo trong việc học tập từ những người đi trước có thể còn quan trọng hơn và hữu ích hơn những gì những cuốn sách có thể giúp đỡ.
Tất cả những điều đó đòi hỏi đức tính khiêm nhường và toàn diện, những đặc điểm rất quan trọng mà cho đến nay đã có tác động trong việc xây dựng lòng tin tưởng vào con người. Kiến thức là khuôn khổ trí tuệ cho phép một nhà lãnh đạo xây dựng sức mạnh sự ảnh hưởng tích cực. Khi bạn có nó, mọi người sẽ lắng nghe và làm theo bạn vì trí tuệ của bạn chứ không phải vì sợ hãi việc mất việc làm.
2. Can đảm.
Can đảm có thể được đánh giá dựa trên các khía cạnh về thể chất và đạo đức. Trong khi can đảm về mặt thể chất có ý nghĩa to lớn trong quân đội, thì can đảm về đạo đức là sự khác biệt giữa người chuyên nghiệp và người nghiệp dư. Một lãnh đạo không có can đảm đạo đức cũng giống người không có xương sống, và là người không sát cánh cùng người khác trong lúc khó khăn hay tuyệt vọng.
Dũng cảm đạo đức là nền tảng cho sự toàn diện bởi vì nó mang lại cho bạn sức mạnh của đặc tính bên trong để không bao giờ sợ bất cứ ai hay bất cứ điều gì trong quá trình dẫn dắt người khác. Đó là một yếu tố then chốt rất khó nắm bắt nhưng lại có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người làm việc tự nguyện, đôi khi có thể vượt quá nhận thức và lý trí, mà ví dụ có thể thấy từ những gì thế giới đã chứng kiến ở Đức Quốc xã trong Thế chiến II và những kẻ khủng bố tự sát gần đây.
Trong bối cảnh doanh nghiệp, điều này có nghĩa là bằng mọi giá nhận được sự ủng hộ của doanh nghiệp, bảo vệ sự công bằng, đứng bên cạnh những người bạn trong lúc khó khăn, chiến đấu chống lại bất công và ngược đãi, khen thưởng công bằng và trừng phạt họ cho hành vi sai trái, kể cả bao gồm việc chấm dứt hợp đồng. Bạn có đồng ý với việc điều chuyển các nhân viên có vấn đề từ phòng này sang phòng khác, như là một giải pháp hay không?
Một nhà lãnh đạo phải, theo tình hình thực tế, lựa chọn một cách làm đúng đắn nhất mặc dù nó khó hơn nhiều cách làm khác dễ thực hiện hơn, ngay cả khi anh có thể có ít người ủng hộ hơn. Một đặc điểm khác nhà lãnh đạo hiện nay đang thiếu nghiêm trọng là việc để thất bại xảy ra và thực hiện các sửa đổi để chuộc lại lỗi lầm của họ nếu họ có thể sử dụng tiền để giải quyết, thay vì chờ đợi luật pháp xử lý. Dũng cảm không nên hiểu sai như việc lái sự sợ hãi vào mọi người cho đến khi nó làm bùng nổ truyền thông, sự sáng tạo và thông tin phản hồi.
3. Lòng thiện.
Đây là khuôn mẫu cảm xúc quan trọng nhấn mạnh đức tính chu đáo của một lãnh đạo đối với nhân viên của mình, đặc biệt là khi mọi thứ đi xuống và mọi việc trở nên khó khăn. Nó là một sự phản ánh về mức độ sẵn sàng lắng nghe bằng tâm trí và trái tim của bạn.
Lòng thiện không phải là hành xử với mọi người bằng sự cảm thông và có cái nhìn”phúc lợi”, mà là xử với mọi người bằng lẽ phải, đứng đắn và chăm sóc họ như những con người với nhau. Nếu một nhân viên có những điểm yếu hoặc không thực hiện công việc của mình đạt đến những kỳ vọng, thì đó là trách nhiệm của lãnh đạo làm thế nào để cùng nhau giúp các nhân viên khắc phục có hiệu quả. Tôi rút ra được điều này từ nhân viên của tôi khi tôi đã trở nên mù quáng với những ám ảnh về kết quả sản xuất kinh doanh.
Một lãnh đạo là những người sẵn sàng lắng nghe, phân tích, xác định và đưa ra các giải pháp hai bên cùng có lợi sẽ lấy được sự tôn trọng, sự hy sinh và thậm chí sự chăm sóc của những người tin tưởng họ. Người lãnh đạo phải có lương tâm đạo đức để nhận ra rằng họ gánh vác gánh nặng của không chỉ người lao động mà còn là người phụ thuộc của họ. Ra quyết định vội vàng, hấp tấp mà không cân nhắc đến các tác động do hậu quả của nó đối với người phụ thuộc của nhân viên không chỉ thể hiện sự vô nhân đạo mà còn phản ánh một sự lãnh đạo tồi.
Tổng kết lại, lãnh đạo không phải là về quản lý các con số, thẩm quyền của vị trí nắm giữ, sự quyến rũ diệu kỳ, và chiến thuật cái ghế bành, lèo lái sự sợ hãi, thao túng chính trị hoặc vung tiền như cách đò đưa củ cà rốt. Nó liên quan với cảm hứng và gây ảnh hưởng đến mọi người để thực hiện những công việc một cách sẵn sàng.