Đã có nhiều nhận định, giả thuyết và thậm chí là suy đoán về sự khác nhau giữa năng lực của nam và nữ lãnh đạo. Mời bạn cùng tham khảo ý kiến các chuyên gia về điều này.
Hé lộ những bất ngờ
Cuộc khảo sát 7.280 lãnh đạo do công ty Zenger Folkman – công ty đánh giá và phát triển năng lực lãnh đạo của Mỹ – tiến hành vào năm 2011 đã chứng thực một số nhận định về nam nữ lãnh đạo doanh nghiệp và đã hé lộ nhiều điều bất ngờ.
Báo cáo này của Zenger Folkman được hình thành qua khảo sát các tổ chức thành công và tiến bộ nhất trên thế giới, cả trong lĩnh vực công lẫn tư, trong bộ máy chính phủ lẫn tư nhân, tại Mỹ lẫn ở nước ngoài – gồm đồng nghiệp, cấp trên và các cấp dưới trực tiếp của các nhân vật lãnh đạo này. Người tham gia khảo sát đánh giá đối tượng về hiệu quả tổng thể cũng như về 16 năng lực lãnh đạo quan trọng nhất mà Zenger Folkman đúc kết sau 30 năm nghiên cứu, chẳng hạn như tính chủ động, phát triển, truyền cảm hứng, tạo động lực cho người khác, và tự phát triển bản thân.
Phát hiện đầu tiên của Zenger Folkman là đa số các nhà lãnh đạo vẫn là nam giới (64%). Chức vụ càng cao thì sự thống trị của nam càng nhiều hơn, cụ thể là nam giới chiếm 78% trong số các nhà quản lý hàng đầu, chiếm 67% cấp dưới tiếp theo (tức những vị trí điều hành cấp cao báo cáo trực tiếp cho Tổng giám đốc) và chiếm 60% ở mức độ quản lý thấp hơn.
Lợi thế của lãnh đạo nữ
Theo báo cáo khảo sát của Zenger Folkman, lợi thế của lãnh đạo nữ không chỉ gói gọn trong những ưu điểm truyền thống của họ như năng lực phát triển cá nhân khác, xây dựng quan hệ, nhất quán và khả năng tự hoàn thiện bản thân. Trên thực tế, ngày càng nhiều phụ nữ được đồng cấp, cấp trên, nhân viên và các cộng sự khác đánh giá là có năng lực lãnh đạo tổng thể tốt hơn người cùng cấp là nam giới. Và ở chức vụ càng cao thì khoảng cách này càng nới rộng ra, điều này thể hiện qua bảng khảo sát sau:
Hiệu quả lãnh đạo tổng thể theo giới tính và chức vụ
|
Nam giới |
Nữ giới |
Hiệu quả chung |
57,7 |
67,7 |
Quản lý cấp cao nhất |
48,9 |
56,2 |
Quản lý cấp trung |
49,9 |
52,7 |
Giám sát, quản lý sơ cấp |
52,5 |
52,6 |
Cá nhân |
52,7 |
53,9 |
Người khác |
50,7 |
52,0 |
Tổng cộng |
51,3 |
55,1 |
(Nguồn: Công ty Zenger Folkman, 2011)
Những năng lực vượt trội
Trong 12 trên 16 năng lực thể hiện năng lực lãnh đạo vượt trội thì nữ lãnh đạo ở tất cả các cấp được đánh giá cao hơn. Đặc biệt, 2 tính cách mà nữ giới vượt xa nam cao nhất là tính chủ động và hướng đến kết quả. Điều đáng nói là 2 tính cách này vốn được xem như thế mạnh điển hình của nam giới. Trong cuộc khảo sát, nam giới chỉ “qua mặt” nữ giới ở một năng lực duy nhất, đó là có tư duy chiến lược.
16 năng lực hàng đầu thể hiện nhiều nhất ở lãnh đạo cao cấp nhất
|
Bình quân phần trăm nam |
Bình quân phần trăm nữ |
Khoảng cách |
Tính chủ động |
48 |
56 |
-11,58 |
Tinh thần tự học hỏi |
48 |
55 |
-9,45 |
Tính nhất quán và trung thực |
48 |
55 |
-9,28 |
Hướng đến kết quả |
48 |
54 |
-8,84 |
Khả năng phát triển con người |
48 |
54 |
-7,94 |
Khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực |
49 |
54 |
-7,53 |
Khả năng xây dựng quan hệ mật thiết |
49 |
54 |
-7,15 |
Tinh thần hợp tác và làm việc nhóm |
49 |
53 |
-6,14 |
Tạo dựng văn hóa chấp nhận thách thức |
49 |
53 |
-5,41 |
Tiên phong trong thay đổi |
49 |
53 |
-4,48 |
Khả năng phân tích và giải quyết vấn đề |
50 |
53 |
-2,53 |
Khả năng giao tiếp hiệu quả |
50 |
52 |
-2,47 |
Kết nối tổ chức với bên ngoài |
50 |
51 |
-0,78 |
Tinh thần đổi mới |
50 |
51 |
-0,76 |
Chuyên môn kỹ thuật |
50 |
51 |
-0,11 |
Tư duy chiến lược |
51 |
49 |
2,79 |
(Nguồn: Công ty Zenger Folkman, 2001)
Tại sao phụ nữ lại bị xem là ít có tầm nhìn chiến lược hơn? Câu hỏi này không khó trả lời. Đó là vì nam giới chiếm đa số trong giới lãnh đạo hàng đầu nên họ vẫn đạt điểm tổng cao hơn. Nếu xét riêng nam và nữ lãnh đạo về tư duy chiến lược thì điểm số tương đối giữa họ là như nhau.
Giải pháp nhân lực toàn diện
Giới lãnh đạo luôn cố gắng tìm kiếm những tài năng đủ sức chinh phục các thành quả phi thường. Do đó, họ cần phải biết rằng rất nhiều phụ nữ có kỹ năng lãnh đạo ấn tượng. Nghiên cứu trên cho thấy các kỹ năng lãnh đạo này liên quan chặt chẽ đến các nhân tố làm nên thành công của doanh nghiệp, như giữ chân người tài, làm khách hàng hài lòng, gắn kết nhân viên và tạo ra lợi nhuận… Bên cạnh đó, dù âm thầm tồn tại hay trở thành đề tài bức xúc thì rõ ràng là sự phân biệt đối xử về giới trong việc phát triển lãnh đạo là một bài toán khó mà các doanh nghiệp (và cả văn hóa doanh nghiệp) nên nỗ lực hóa giải.