Bản chất của lãnh đạo hiệu quả là không ngừng thúc đẩy đội ngũ của mình làm việc và cống hiến. Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng chịu trách nhiệm truyền tải cho nhân viên khát vọng trao dồi và phát triển bản thân, khơi dậy và nuôi dưỡng lòng trung thành, sự gắn kết với đồng nghiệp, với lãnh đạo và vận mệnh công ty. Đây là một trách nhiệm cực kì khó khăn mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp đều phải hoàn thành và phải làm thật tốt để thúc đẩy doanh nghiệp đi lên.
Con đường trở thành một lãnh đạo giỏi thật sự rất dài và gian nan. Tuy nhiên, nhìn chung, những doanh nghiệp lớn đa phần đều sở hữu đội ngũ nhân sự cấp cao xuất sắc và những nhân sự này thường đều có những kỹ năng cơ bản nhưng cực kì hiệu quả trong quản trị nhân sự được đề cập dưới đây.
1. Giao tiếp thông minh
Vài quản lý vẫn sai lầm niềm khi tin rằng quát tháo, ra lệnh và reo rắc nỗi sợ hãi trong nhân viên của mình là điểm nổi bật và là chìa khóa của một nhà quản trị thành công.
Nếu đây là chiến lược của bạn, bạn có khả năng chỉ thành công trong việc tạo ra một nguồn nhân sự cho công ty mà bao gồm toàn là những nhân viên thiếu động lực, không có tinh thần phản kháng và không có chính kiến.
Thay vào đó, hãy dành thời gian để học cách giao tiếp hiệu quả với từng nhân viên của bạn. Thực tế, vài nhân viên có thể miễn cưỡng tuân theo chỉ thị của công ty, nhưng những người này sẽ không tôn trọng những chỉ thị đó. Ngược lại, người nhân viên sẽ đáp ứng tốt nhất các yêu cầu từ lãnh đạo khi chúng được đưa ra với một phong thái mềm mại và thái độ đồng tình, cảm thông chia sẻ cao.
Hãy điều chỉnh phong cách quản lý của bạn để đạt được sự khâm phục, đồng thuận từ tất cả nhân viên thay vì ép buộc họ phải khiến bạn hài lòng.
Hãy bảo đảm bạn luôn thẳng thắn và trung thực khi giao tiếp với cấp dưới. Đừng cố gắng để lảng tránh, vòng vo hoặc tránh giải thích những vấn đề đang tồn tại. Ví dụ như dòng tiền của doanh nghiệp không được ghi lại một cách chính xác và thiếu minh bạch.
Thay vào đó, hãy cố gắng giải thích vấn đề với những người liên quan và cho họ biết bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào, trách nhiệm của họ với vấn đề đó như thế nào cũng như kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp
2. Nhận trách nhiệm
Khi mắc sai lầm, hãy dũng cảm đứng ra nhận lỗi và tìm cách sửa sai. Đừng có gắng lấp liếm hay đổ lỗi cho nhân viên hoặc đồng nghiệp của mình. Điều này chỉ khiến uy tín của bạn suy giảm và ngày càng khiến nhân viên dưới trướng bạn bất mãn, giảm đi tinh thần cống hiến cho tổ chức.
Hơn nữa, khi quản lý dám nhận trách nhiệm, nhân viên sẽ tôn trọng, khâm phục người quản lý hơn và sẵn sàng làm việc vất vả hơn để cùng người quản lý giải quyết các vấn đề.
Nhiệm vụ của quản lý khi đã nhận trách nhiệm là phải cố gắng giải quyết càng sớm càng tốt vấn đề, tránh trường hợp dẫn đến khủng hoảng hoặc ít nhất là không để xảy ra sự cố. Chỉ cần chấp nhận gánh trách nhiệm, nhận lỗi sai do mình gây ra, quản lý sẽ được nhiều hơn là mất từ đội ngũ nhân sự trong tay mình.
3.Sẵn sàng đương đầu
Sẵn sàng đối đầu với mọi thử thách là phẩm chất cần có ở các nhà quản lý. Dù thử thách đó là vấn đề ngân sách, vấn đề đối thủ cạnh tranh hay thị trường, khi khó khăn ập đến, những người đứng đầu doanh nghiệp phải sẵn sàng đón nhận chúng.
Trong trường hợp bạn không có đủ khả năng giải quyết vấn đề, hãy mạnh dạng tìm sự giúp đỡ từ các nguồn lực khác trong và ngoài doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp phải luôn giữ tâm thế bình tĩnh thoải mái để tạo dựng một môi trường hài hòa, thân thiện tại nơi làm việc.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần những chuyên gia xử lý khủng hoảng xuất sắc để hỗ trợ cho những nhà quản lý trong trường hợp phải đương đầu với những thách thức cam go.
4. Khen thưởng nhân viên
Khi doanh số bán hàng vượt ngoài mong đợi hoặc dự án vừa hoàn thành nhận được nhiều lời khen từ khách hàng, đừng một mình chìm đắm trong vinh quang. Hãy chia sẻ thành công với những nhân viên tuyệt vời, những người đã giúp bạn tạo nên thành quả đó.
Không gì thúc đẩy một nhân viên không ngừng cống hiến hơn những lời khen và phần thưởng xứng đáng. Không nhất thiết phải tốn quá nhiều chi phí cho việc khen thưởng. Đó có thể là những lời tán dương trước tập thể, một cặp vé xem phim, phiếu giảm giá sử dụng tại các nhà hàng hoặc đơn giản là một buổi ăn tối với các thành viên trong nhóm đã hoàn thành dự án.
Những chi tiết tuy nhỏ này có sức mạnh rất lớn trong việc nâng cao tinh thần của tập thể nhân viên. Vì thế, các nhà quản lý cần nắm bắt tâm lý và thực hiện chúng thật tốt để có thể quản trị nhân sự thành công.
5. Biết chọn thời điểm lên tiếng
Nếu bạn sẵn sàng đó nhận một thử thách mới, cần chuẩn bị kỹ lương phương án đón nhận thử thách cũng như xây dựng kế hoạch xử lý rủi ro. Hãy chọn đúng thời điểm trình bày ý tưởng, trau chuốt phần trình bày để gia tăng tính thuyết phục với nhân viên, từ đó hướng họ đi theo cách làm bạn mong muốn.
Sở hữu một đội ngũ tài năng đồng nghĩa với việc sẽ luôn gặp những ý kiến trái chiều. Bạn phải bình tĩnh suy xét và chọn những ý tưởng tốt nhất cho tình hình chung của công ty. Không nên áp đặt suy nghĩ của người sếp lên những ý kiến khác, không miệt thị, xem thường những nhân viên dưới quyền mà bạn đã bỏ ra rất nhiều tiền để tuyển dụng và trả lương hàng tháng.
Khi đã hoàn thành dự án, không nên nhắc lại những mâu thuẫn từng xảy ra trong quá trình thực hiện, càng không cố chấp sử dụng lại những ý tương không nhận được sự đồng thuận từ tập thể nhân viên.
Biết chọn thời điểm thích hợp, khéo léo đưa ra quan điểm của mình sẽ giúp nhà quản lý đi xa hơn cùng tập thể nhân viên chứ không tạo ra đe dọa nào cho chiếc ghế lãnh đạo. Thậm chí bằng cách làm vậy, nhà quản lý sẽ có được sự ngưỡng mộ, phục tùng của nhân viên, từ đó giúp chiếc ghế quản lý ngày càng vững chãi hơn.
Ngoài ra, là một nhà quản lý nhân sự, bạn còn phải chú ý đến tình hình chính trị tại văn phòng để lựa chọn thời điểm cần phải lên tiếng và khi nào cần phải im lặng. Tốt nhất, nên thi hành chính sách “mở rộng cửa”, tạo dựng môi trường làm việc bình đẳng, để mọi nhân viên ở mọi vị trí, bộ phận khác nhau đều có quyền được lên tiếng, góp ý và phản bác các ý tưởng. Đây là một cách làm rất hiệu quả mà những nhà quản trị nhân sự nên áp dụng trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
Lãnh đạo giỏi là thành quả của cả một quá trình học tập và rèn luyện. Sự hoàn hảo về năng lực chuyên môn, toàn vẹn về nhân cách và tự tin cùng kinh nghiệm tích lũy nhiều năm là những yếu tố không thể thiếu ở người lãnh đạo.
Nếu là một người luôn nhìn về tương lai, tràn đầy tự tin với bản thân, luôn quan tâm đến lợi ích tập thể hơn là cá nhân và có tham vọng, hãy liên tục trao dồi những kỹ năng trên để trở thành một nhà quản trị nhân sự tài ba.